Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 55 kết quả

Mùa yêu thương: Ghi dấu bước chân của những người lính quân y quả cảm!

 Mùa yêu thương: Ghi dấu bước chân của những người lính quân y quả cảm!

Ngày phát hành 17:55 | 26/11/2021

Lượt nghe: 1246

Vở kịch kể về những bác sỹ chiến sỹ đi vào vùng tâm dịch chi viện cho những điểm nóng về y tế của TP Hồ Chí Minh thời điểm Covid 19 bùng phát. Hành trang họ mang theo không chỉ là bàn tay, khối óc, sự tận tâm của người thày thuốc mà còn là cả con tim ấm nóng nghĩa đồng bào. Bình yên có ở nơi họ đi qua dù đau thương mất mát là điều khó tránh khỏi... Tác phẩm như một bản đàn trầm mặc đầy yêu thương cổ vũ cho những tâm hồn, những trái tim chiến thắng!

"Thì thầm tiếng cát": Ký ức trong trẻo về miền quê cát trắng Quảng Bình

Ngày phát hành 0:0 | 28/11/2017

Lượt nghe: 1020

Tập tản văn "Thì thầm tiếng cát" của nhà thơ Nguyễn Hữu Quý là những trang viết tình cảm về tuổi thơ được lớn lên cùng những đồi cát quê hương. Đây có thể chỉ là một phần ký ức rất nhỏ trong cuộc đời đầy sắc màu của một nhà thơ đi nhiều, gặp gỡ nhiều và viết nhiều. Những kỷ niệm đẹp về làng quê với mênh mang cát trắng, nơi đó còn lưu giữ bao ký ức về người thân thì sẽ luôn sáng lấp lánh trong trái tim của người viết. (Văn nghệ thiếu nhi 28/11/2017)

"Viết đẹp": Bài thơ đặc sắc của Võ Quảng

Ngày phát hành 0:0 | 25/10/2016

Lượt nghe: 1260

Không phải bạn nhỏ nào cũng hào hứng với môn tập viết. Mỏi tay này, dây mực này, mất thời gian này. Nhưng nhìn lại một chút, nếu vở của mình, bài kiểm tra của mình, chữ nào chữ ấy sạch sẽ, chạy đều tăm tắp, thì chính mình cũng thấy vui, thấy tự hào về mình lắm. Vậy nên mới có "Viết đẹp" của nhà thơ Võ Quảng - một bài thơ hay dành cho thiếu nhi. (Văn nghệ thiếu nhi 24/10/2016)

“Ba quả trứng lòng đào”: Tình anh em

“Ba quả trứng lòng đào”: Tình anh em

Ngày phát hành 12:38 | 26/12/2023

Lượt nghe: 1935

Đây là truyện ngắn lịch sử đặc sắc của tác giả trẻ Nguyễn Anh Tuấn kể về tình cảm sâu nặng giữa Bình An vương Trịnh Tùng - vị chúa đầu tiên của dòng họ Trịnh dưới thời Lê Trung hưng với người anh trai cùng cha khác mẹ là Thái phó Trung quốc công Trịnh Cối. Nhưng, những biến cố của thời cuộc đã đẩy hai anh em họ vào một cuộc chiến tranh giành quyền lực đầy khốc liệt. Truyện lấy bối cảnh Việt Nam ở thế kỷ 16, thời kỳ nội chiến Nam - Bắc triều, giữa nhà Mạc và nhà Lê trung hưng. Thái sư Trịnh Kiểm nắm trọng trách trung hưng nhà Lê, nên ông rất nghiêm khắc trong cách giáo dục con cái, đặc biệt là người con cả Trịnh Cối. Chuyện xảy ra khi Trịnh Cối và Trịnh Tùng rủ nhau đi tắm ao, suýt nữa bị chết đuối. Thái sư Trịnh Kiểm đã dựng lên màn kịch xử chém những người hầu để dạy cho các con ông bài học về sự cẩn trọng trong cách hành xử nếu không sẽ liên lụy đến người vô tội. Thế nhưng, bài học khắc nghiệt ấy đã thay đổi số phận của hai anh em. Trịnh Cối - người được kỳ vọng gánh vác sự nghiệp thì ngày càng thu mình, sợ sệt, do dự, thiếu quyết đoán. Trong khi đó, người em trai Trịnh Tùng ngoài sự day dứt vì liên lụy đến người vô tội, đã dần thấu hiểu đạo lý, chính chắn hơn người anh của mình. Thế rồi, khi Trịnh Kiểm chết, Trịnh Cối lên thay cha, như con chim xổ lồng, lại buông thả, ham mê tửu sắc, bê trễ việc binh làm cho ba quân bất mãn. Dẫn đến việc các tướng lĩnh đưới quyền chọn Trịnh Tùng làm minh chủ, ép vua Lê phải trao binh quyền cho ông. Mặc dù rất khó xử, nhưng vì cơ nghiệp khó nhọc của cha, Trịnh Tùng buộc phải làm điều bất nghĩa với anh. Cũng vì điều đó mà hai anh em trở mặt thành thù, Trịnh Cối phải bỏ nhà Lê về với nhà Mạc, rồi chết trên đất Bắc Triều, sau đó, rất lâu mới được đưa linh cữu về quê nhà. Thông điệp của truyện được thể hiện rõ nhất khi Trịnh Tùng đếm thăm mộ Trịnh Cối. Lúc nghe người hộ vệ phàn nàn về đứa con ham chơi, Trịnh Tùng đã khuyên rằng: “…Cha mẹ nào cũng kỳ vọng con cái công thành danh toại, cho bõ công dưỡng dục, điều ấy không sai. Nhưng cũng đừng kỳ vọng quá và cũng đừng đem ước mơ dang dở của đời mình gán lên cuộc đời chúng. Mỗi người đều có một phận số riêng, hãy cứ thuận theo, đừng cố cưỡng cầu hay ép buộc”. Trong bối cảnh xã hội hiện nay, rất nhiều trường hợp trẻ vị thành niên bị trầm cảm, stress thậm chí là tự tử vì áp lực phải thành công từ gia đình đầy thương tâm, tác giả Nguyễn Anh Tuấn đã mang đến một câu chuyện hấp dẫn với góc nhìn mới mẻ về cách giáo dục con cái. Sự kỳ vọng và nghiêm khắc của cha mẹ đôi khi là áp lực cho những đứa con trên đường đời của chúng. Hãy nghiêm khắc nhưng có sự thấu hiểu, yêu thương, hãy kì vọng nhưng có sự động viên, định hướng. Một thông điệp nhân văn, đầy tính thời sự được kể bằng chất liệu văn chương lấy cảm hứng từ những nhân vật, sự kiện lịch sử có thật của Việt Nam. Đồng thời, với sự hiểu biết lịch sử và cách hành văn khúc chiết, tác giả Nguyễn Anh Tuấn đã vẽ nên một bức tranh lịch sử đầy khói lửa, chân thực và sống động trên từng trang viết của mình. (Lời bình của BTV Vân Khánh)

“Cửa Phật hoa mai nở”: Gieo nhân lành để nhận được quả lành

“Cửa Phật hoa mai nở”: Gieo nhân lành để nhận được quả lành

Ngày phát hành 14:32 | 8/3/2022

Lượt nghe: 1016

Truyện ngắn “Cửa Phật hoa mai nở” của nhà văn Hoàng Thế Sinh xoay quanh nhân vật chính là Mai Xưa, một bác sĩ sản. Nàng đã nhận nuôi một bé gái khi mẹ bé qua đời còn người cha phải lên đường ra trận. Trong bối cảnh người ta chưa có cái nhìn cởi mở về mẹ đơn thân, Mai Xưa trải qua nhiều lận đận. Một phần vì vất vả nuôi con khi chưa một lần sinh nở. Một phần vì tình duyên lắm mối mà chẳng đi đến đâu…Có cốt truyện cảm động, ca ngợi sự hi sinh của người phụ nữ nhưng truyện ngắn “Cửa Phật hoa mai nở” không thiếu những đoạn hài hước, thậm chí có chút châm biếm khi kể về những người đàn ông tới tìm hiểu Mai Xưa. Ai lúc đầu cũng hăng hái nhưng sau thì ngần ngại. Lí do thì muôn màu muôn vẻ nhưng nhìn chung, vẫn là chưa đủ yêu, chưa đủ duyên, chưa đủ cảm thông để nuôi nấng một đứa trẻ không phải ruột thịt của mình… Nhân vật Mai Xưa cũng được tác giả xây dựng một cách sinh động. Nàng không đóng khung trong kiểu nhân vật tròn trịa, mẫu mực mà vẫn có nét ngây thơ, hồn nhiên, thậm chí có chút cả tin. Nhưng có lẽ chính vì vậy, Mai Xưa mới ít đau khổ vì ái tình và vẫn tin vào ái tình. “Cửa Phật hoa mai nở” đã kết lại bằng ấm áp, bằng tin yêu, bằng hạnh phúc. Một cái kết sáng đủ làm ấm lòng người đọc và cũng như một lời nhắn nhủ rằng hãy cứ kiên trì gieo nhân lành để nhận được quả lành. (Lời bình của Nguyễn Hà)

“Một cái bánh bao mà có tới 2 quả trứng”: Thái độ sống tích cực

“Một cái bánh bao mà có tới 2 quả trứng”: Thái độ sống tích cực

Ngày phát hành 9:26 | 22/6/2021

Lượt nghe: 801

Truyện ngắn như một cuốn nhật ký cuộc đời của nhân vật tôi. Qua lời tự sự của nhân vật, cuộc đời của anh hiện lên với những điểm nhấn nhỏ nhặt nhưng nhiều xúc cảm. Đầu tiên là tình cảm với cô gái Trâm thời còn học đai học với ký ức về giọng nói kì lạ của anh Khánh. Những rung động xấu hổ khi nhân vật bị người mẫu khỏa thân trêu chọc. Rồi anh lên thành phố đi làm với những mối quen biết mới mới cuộc đời của mình. Cuộc sống của anh cứ bình lặng trôi qua ít biến động và cũng không có gì thú vị. Dường như anh là vị khách qua đường của cuộc sống sôi động này. Chỉ đến khi nhân vật tôi gặp ông cụ bên bờ sông, được nghe ông tâm sự anh mới thay đổi cái nhìn của mình về cuộc đời. Một chiếc bánh bao mà có 2 quả trứng cũng là một bất ngờ mang đến niềm vui nho nhỏ cho ông. Chính thái độ sống tích cực khiến ông nhìn thấy được niềm vui trong chiếc bánh bao đó. Tinh thần lạc quan cũng là nguồn sống giúp ông vượt qua bệnh tật hiểm nghèo. Chính cách nhìn đời của ông lão đã lan tỏa sang nhân vật tôi. Từ ngày gặp ông, anh bỗng thấy cuộc đời mình có ý nghĩa hơn, nhìn thấy nhiều niềm vui hơn. Cuộc đời là như vậy đó các bạn ạ. Cùng một sự vật, hiện tượng nhưng nếu nhìn nhận với thái độ tích cực hay tiêu cực. Chúng ta sẽ thấy sự vật hiện tượng đó không hề giống nhau. Có người giàu sang phú quý, cuộc sống không thiếu thứ gì nhưng vẫn thấy buồn bã. Nhưng có người chỉ cần một bữa cơm ngon bên người thân yêu là thấy hạnh phúc lắm rồi. Đó chính là thái độ sống, tinh thần sống mà con người nên lựa chọn để cuộc sống bình thường của mình yên vui hạnh phúc. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

“Nghiệp quả”: Cảnh tỉnh con người về nhân cách sống

“Nghiệp quả”: Cảnh tỉnh con người về nhân cách sống

Ngày phát hành 11:46 | 7/1/2022

Lượt nghe: 1041

Câu chuyện bắt đầu từ chiếc đồng hồ của người đã khuất và hành xử của nhân vật Hắn với người yêu của người bạn đã hy sinh . Hành xử của Hắn thể hiện nhân cách hắn . Hắn đã không một lần trung thực với lời hứa với người đã khuất, không một lần trung thực với người yêu của bạn. Sau là vợ của hắn . Hắn đã phải trả giá đắt cho sự thiếu trung thực đó của mình. Tác giả sử dụng bút pháp hiện thực huyền ảo trong câu chuyện. Nó được miêu tả giống như những giấc mộng du, những giấc mơ nửa hư nửa thực, dằn vặt, ám ảnh hắn không để cho hắn sống thanh thản. Đầu tiên là sự bỏ đi mất tích của người vợ, không biết còn sống hay đã chết khi phát hiện ra sự dối trá của hắn . Tiếp đó là sự hiện diện của ngươi đàn ông áo đen và người đàn bà áo trắng trong những cơn mộng du của hắn . Thủ pháp này không còn là mới mẻ với người viết hiện nay. Song với một cây bút lành nghề như nhà văn Đức Ban – thủ pháp này được vận dụng một cách tự nhiên , khá nhuyễn khiến truyện lôi cuốn từ những dòng đầu, khi tạo dựng không gian truyện , khiến tốc độ truyện đi nhanh mặc dù cốt truyện không có gì mới. Mượn các yếu tố mang tính tâm linh nhà văn Đức Ban muốn nhắn nhủ những vấn đề đạo đức của con người, về cái nghiệp phải trả cho những hành động sai trái của mình. Một lần nữa truyện cảnh tỉnh con người ta về nhân tính, về nhân cách sống. Chất lượng sống phụ thuộc vào tinh thần sống, hành vi sống của mỗi chúng ta. Sống sao để thanh thản, không cảm thấy ân hận và nuối tiếc. (Lời bình của BTV Lê Tuyết Mai)

“Người bắt ruồi tài nhất quả đất": Kể câu chuyện nông thôn hôm qua

“Người bắt ruồi tài nhất quả đất

Ngày phát hành 11:11 | 5/1/2021

Lượt nghe: 739

Ban đầu, ngay từ nhan đề, “Người bắt ruồi tài nhất quả đất” dễ khiến người ta liên tưởng tới một câu chuyện cổ tích, rằng đằng sau một tài năng đặc biệt sẽ là cả một chuyến phiêu lưu kì thú hoặc một chiến công lẫy lừng. Nhưng không. “Người bắt ruồi tài nhất quả đất” lại viết về dì Lựu, một người đàn bà cô đơn, từ lúc trẻ tới khi trở thành một bà già đều nổi danh với tài bắt ruồi. Cuộc đời dì không có cuộc phiêu lưu kì thú nào cả, càng không có một chiến tích lẫy lừng. Dì, sau tất cả, chỉ là một người không may mắn trong tình duyên, và có lẽ cả trong cuộc sống đời thường. Bằng một giọng văn hài hước, nhà văn Nguyễn Hiếu dường như không muốn “khía sâu” vào những đắng cay buồn tủi của dì Lựu. Ông có vẻ tập trung vào việc kể những câu chuyện nông thôn, vốn được đan cài trong cuộc đời dì. Chẳng hạn, câu chuyện thu thuế, buôn tem phiếu ngày trước hay chuyện giữ vệ sinh làng xã ngày nay… Những điều này có khi xuất hiện rõ nét, cũng có khi thấp thoáng trong truyện ngắn nhưng ít nhiều giúp được người đọc hình dung về nông thôn hôm qua và hôm nay trong đổi thay của đời người lẫn thời cuộc. Giống như câu chuyện tem phiếu hay tài bắt ruồi của dì Lựu, nông thôn ngày cũ đang dần biến mất. Nhưng một nông thôn mới – mà nói theo ngôn ngữ của nhà văn Nguyễn Hiếu là “ít ruồi hẳn, không biết nó đi đâu” cũng dần được hình thành với đủ những vấn đề cũ mới đan xen… Và để nói tiếp về làng xã ấy, những con người ấy, chúng ta lại tiếp tục chờ đón những tác phẩm khác của nhà văn Nguyễn Hiếu chăng? (Lời bình của BTV Nguyễn Hà)

“Phép lạ”: Luật nhân quả

“Phép lạ”: Luật nhân quả

Ngày phát hành 14:59 | 1/12/2021

Lượt nghe: 834

Truyện ngắn pha trộn giữa yếu tố hiện thực và kì ảo về cuộc đời của bác sĩ Trần. Bác sĩ Trần là một người thành công trên sự nghiệp nhưng cuộc sống thì lại thất bại. Xét về chuyên môn thì bác sĩ Trần cũng bình thường nhưng làm việc ở một thành phố nhỏ nên ông chiếm được một vị trí quan trọng. Bác sĩ Trần kiếm được nhiều tiền thỏa mãn ham mê tiền bạc của mình. Thế nhưng một cơ ngơi khang trang với một công việc béo bở được mọi người coi trọng với bác sĩ Trần là chưa đủ. Ông thấy mình vẫn chưa kiếm được một người phụ nữ đẹp cho đời mình. Với bác sĩ Trần thì đời sống vật chất không thiếu nhưng đời sống tinh thần thì quá nghèo nàn. Tất cả những thiếu thốn về cuộc sống tinh thần, những áp lực kiếm tiền, tình cảm, công việc khiến tâm lý bác sĩ Trần bất ổn và ông trút hết bức bối vào chú lợn Bob, vật nuôi của mình. Bob trở thành bịch cát để ông ta xả Stress sau một ngày căng thẳng. Và cuối cùng bác sĩ Trần đã phải trả giá cho hành động của mình. Tác giả sử dụng những chi tiết kì ảo mang tính biểu tượng trong truyện cổ tích là hình ảnh quả táo của mụ già xấu xí. Chi tiết này khiến người đọc, người nghe nhớ ngay tới quả táo độc của mụ phù thủy trong truyện cổ tích “Công chúa và bảy chú lùn”. Hai quả táo mà bà già kì lạ trả tiền chữa bệnh cho bác sĩ Trần cũng có phép lạ. Hai quả táo sẽ khiến người ăn nó thực hiện được ước mơ của mình. Khi chú lợn Bob ăn quả táo thì phép lạ đã xảy ra, bác sĩ Trần và chú lợn Bob hoán đổi vị trí cho nhau. Truyện ngắn cuốn hút người đọc, người nghe bởi yếu tố kì ảo cũng như chi tiết bất ngờ. Lúc đầu truyện chúng ta tưởng là kể về công việc của một bác sĩ nhưng rồi dần dần xuất hiện nhiều yếu tố kì lạ. Đỉnh điểm là màn hoán đổi giữa chú lợn Bob và bác sĩ Trần. Truyện ngắn gửi tới chúng ta về sự nhân quả cũng như mối quan hệ giữa con người và các loài vật khác. Bác sĩ Trần chữa bệnh chỉ vì tiền, ông ta giận dữ khi bà lão trả tiền chữa bệnh bằng hai quả táo. Ông đối xử tệ bạc với chú lợn Bob nên phải trả giá cho hành động của mình. Bob là chú lợn nhưng cũng có thể hiện là một đối tượng khác ngoài bản thân mình. Nếu con người đối xử tồi tệ với người khác thì sớm hay muộn thì người đó sẽ phải nhận cái quả đắng mà thôi.

Bài học bình tĩnh từ một quả táo

Bài học bình tĩnh từ một quả táo

Ngày phát hành 0:0 | 29/10/2020

Lượt nghe: 586

Thỏ, Nhím và Quạ không chịu nhường nhịn nhau một quả táo. Con nào cũng cho rằng mình đã nhìn thấy trước, chẳng hề lắng nghe nhau. Vậy ai sẽ đứng ra phân xử cho chúng đây? (Kể chuyện và hát ru 26/10/2020)

Bản quyền nhiếp ảnh: Bảo vệ sao cho hiệu quả?

Bản quyền nhiếp ảnh: Bảo vệ sao cho hiệu quả?

Ngày phát hành 0:0 | 14/8/2019

Lượt nghe: 700

Vấn nạn vi phạm bản quyền nhiếp ảnh diễn ra khá phổ biến đến mức báo động, khiến các nhiếp ảnh gia cảm thấy xót xa, bất lực. Đây là câu chuyện không mới nhưng cũng chưa bao giờ cũ. PV VOV6 đối thoại với nghệ sĩ nhiếp ảnh Chu Chí Thành, nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam xung quanh vấn đề này. (Đối thoại mở 14/08/2019)

Cậu bé được sinh ra từ một quả đào

Cậu bé được sinh ra từ một quả đào

Ngày phát hành 0:0 | 28/5/2015

Lượt nghe: 1513

Có một cậu bé được sinh ra từ quả đào chín. Cậu ấy có giống với những con người bình thường không? Và nếu có khác thì sẽ ở khác ở điểm gì nhỉ? ( kể chuyện và hát ru phát 01+02/06)

Chiếc tách bạc và quả táo kì lạ

Chiếc tách bạc và quả táo kì lạ

Ngày phát hành 0:0 | 25/1/2017

Lượt nghe: 1795

Tik Tak Tik Tak…Bác đồng hồ vừa nhắc là đã tới giờ mở cánh cửa của khu vườn cổ tích rồi đấy! Chúng ta sẽ đến với một câu chuyện rất ly kỳ! Truyện có một cái tên rất hay là "Chiếc tách bạc và quả táo kì lạ". (Kể chuyện và hát ru 24/01/2017)

Chú ong thợ can đảm trong truyện "Con đường hẹp" của nhà văn Võ Quảng

Chú ong thợ can đảm trong truyện

Ngày phát hành 0:0 | 8/11/2018

Lượt nghe: 922

Để tới được cánh rừng có nhiều loài hoa thì những chú Ong thợ phải bay qua nhiều đường đất, thậm chí còn gặp nguy hiểm trong quá trình tìm kiếm mật hoa. Vậy Ong thợ đã can đảm thế nào để thoát khỏi những cái bẫy vô hình mà các loài vật khác tạo ra... (Kể chuyện và hát ru 08/11/2018)

Cô bé quả lê

Cô bé quả lê

Ngày phát hành 0:0 | 24/3/2017

Lượt nghe: 1798

Thế giới cổ tích luôn có nhiều điều thú vị, đáng yêu. Điều bất ngờ có thể được giữ tới cuối truyện mới được bật mí, hoặc được thể hiện ngay trong nhan đề, như truyện "Cô bé quả lê" và "Hạt đào mất thiêng". Các bạn cùng nghe xem hai câu chuyện này có gì thú vị nhé! (Kể chuyện và hát ru cho bé 25/3/2017))

Đọc truyện "Chú bé đeo ba lô màu đỏ - Buổi 13 - Chiếc đồng hồ quả quýt

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 17/12/2018

Lượt nghe: 594

Trước khi kết thúc năm học lớp 5, bố đưa cho Hưng một chiếc đồng hồ quả quýt mạ vàng. Ở trên nắp đồng hồ có hình một người phụ nữ. Bố nói đó là hình của mẹ. Hưng mang chiếc đồng hồ đến lớp để khoe với các bạn... (Đọc truyện dài kỳ - Chú bé đeo ba lô màu đỏ - Buổi 13)

Đọc truyện "Vương quốc trong mơ" - Buổi thứ năm mươi ba - Những quả cầu thủy tinh

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 7/6/2019

Lượt nghe: 535

Một trong những điều bất ngờ khi đến xứ Oza-gora là được thăm quan hệ thống tàu điện ngầm. Hệ thống này có tên là trạm Sao xẹt. Khi bước vào bên trong, Elliot cùng các bạn len lỏi qua đại sảnh đến một thang máy để di chuyển xuống các sân ga nằm sâu dưới lòng đất. Sân ga rộng mênh mông chẳng có lấy một hành lang hay bảng thông báo nào, trước mặt họ chỉ là hàng trăm quả cầu trong suốt. Những quả cầu đó chính là phương tiện giúp người dân Oza-gora có thể di chuyển đến bất kì nơi đâu trong lãnh thổ của mình... (Đọc truyện "Vương quốc trong mơ" - Buổi thứ năm mươi ba)

Giao lưu quảng bá sách văn học: Chuyện chưa kể hết

Giao lưu quảng bá sách văn học: Chuyện chưa kể hết

Ngày phát hành 0:0 | 14/6/2016

Lượt nghe: 1247

Hoạt động giới thiệu, quảng bá sách văn học hiện nay qua góc nhìn đa chiều của phóng viên Chương trình Văn nghệ Đài TNVN. Vẻ đẹp của tiếng Việt được thể hiện dung dị và xúc động qua sáng tác của nhà thơ Đỗ Nam Cao. Những giai thoại về cá tính độc đáo của nhà thơ trào phúng Tú Mỡ. (Điểm hẹn Văn nghệ 11/6 + 16/6/2016)

Giữ gìn và quảng bá các giá trị văn nghệ dân gian

Giữ gìn và quảng bá các giá trị văn nghệ dân gian

Ngày phát hành 0:0 | 29/5/2015

Lượt nghe: 1351

Những hoạt động nổi bật trong lĩnh vực Văn nghệ dân gian nhân Đại hội 7 Hội VNDG Việt Nam (Câu chuyện phóng viên); Chuyện vui về nhà văn Nguyễn Quỳnh; nhà thơ Xuân Miễn và nhà thơ Tạ Hữu Yên (Giai thoại văn nghệ sĩ).(Điểm hẹn Văn nghệ 30/5 + 06/6)

Hoạt hình Việt Nam: Cần thay đổi sao cho hiệu quả?

Hoạt hình Việt Nam: Cần thay đổi sao cho hiệu quả?

Ngày phát hành 0:0 | 25/6/2020

Lượt nghe: 1562

Dù có thị phần lớn, nhu cầu cao từ khán giả nhí nhưng đáng tiếc suốt thời gian qua, phim hoạt hình Việt Nam dường như không có chỗ đứng trên chính “sân nhà”? PV VOV6 đối thoại với NSND, đạo diễn Hà Bắc xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 24/06/2020)

Học văn theo hình thức sân khấu hóa: Hiệu quả mà vui

Học văn theo hình thức sân khấu hóa: Hiệu quả mà vui

Ngày phát hành 0:0 | 30/11/2015

Lượt nghe: 2002

Sân khấu hóa các tác phẩm văn học trong nhà trường là hoạt động sáng tạo, giúp học văn hiệu quả thông qua việc dàn dựng và biểu diễn các tiểu phẩm sân khấu của học sinh. Trường PTTH Chuyên ngoại ngữ thuộc Đại học ngoại ngữ Hà Nội đã duy trì những giờ học thú vị này trong nhiều năm.

Kể chuyện "Chàng trai dũng cảm và quả lê vàng" - Phần 1

Kể chuyện

Ngày phát hành 0:0 | 9/5/2019

Lượt nghe: 1329

Nếu vườn cây mà chúng ta vun trồng chăm sóc cả năm trời, đến khi ra hoa kết trái lại bị kẻ trộm vặt sạch thì cảm giác lúc đó như thế nào nhỉ? Chắc chắn là chúng mình sẽ vô cùng tiếc nuối, mong muốn tìm ra thủ phạm ngay lập tức. Đây cũng chính là một phần tâm trạng của nhà vua trong truyện cổ tích “Chàng trai dũng cảm và quả lê vàng” đấy... (Kể chuyện và hát ru 06/05/2019)

Kể chuyện “Chàng trai dũng cảm và quả lê vàng” - Phần 2

Kể chuyện “Chàng trai dũng cảm và quả lê vàng” - Phần 2

Ngày phát hành 0:0 | 9/5/2019

Lượt nghe: 1018

Vườn lê vàng của nhà vua năm nào đến mùa trĩu quả cũng có kẻ đột nhập hái trộm. Hoàng tử út đã bảo vệ được khu vườn nhưng tên trộm lại trốn thoát. Thế là chàng xin vua cha đi bắt tận tay kẻ xấu. Chàng còn rủ hai người anh trai đi cùng. Chuyến đi của các hoàng tử sẽ gặp những khó khăn thử thách nào... (Kể chuyện và hát ru 07/05/2019)

Kịch nói "Một lần trong đời": Thông điệp về tình người và luật Nhân - Quả

Kịch nói

Ngày phát hành 0:0 | 24/8/2016

Lượt nghe: 3129

Vì cha mắc bệnh nan y cần tiền chạy chữa nên Nga, cô gái ngoan hiền đến làm giúp việc cho gia đình ông Bình với cậu con trai bị bệnh nhũn não. Từ đây, xuất hiện không ít tình huống hấp dẫn, đầy kịch tính và những bước phát triển bất ngờ, mở ra nhiều cảnh đời và số phận con người! Qua những tình huống ấy, các tác giả muốn gửi tới người nghe thông điệp về sự nhân văn, luật nhân quả của cuộc sống hiện đại. Tác giả kịch bản: Phạm Dũng Các nghệ sĩ kịch nói Thủ đô trình diễn

Kỹ thuật vẽ lọ hoa và quả mùa thu

Kỹ thuật vẽ lọ hoa và quả mùa thu

Ngày phát hành 0:0 | 31/10/2019

Lượt nghe: 769

Điều cơ bản nhất của nghệ thuật vẽ tranh có lẽ đó chính là vẽ tĩnh vật. Không phải ngẫu nhiên mà các họa sĩ đều chú trọng và quan tâm đến sự khởi đầu này, bởi khi bạn vẽ tĩnh vật như lọ hoa, quả nhưng lại có hồn và sống động như thật, lúc ấy bạn chính là một họa sĩ đích thực. Cùng gặp gỡ họa sĩ Đặng Việt Linh để nghe anh chia sẻ về kỹ thuật vẽ lọ hoa và quả mùa thu nhé... (Văn nghệ thiếu nhi 30/10/2019)

Lồng quảng cáo trong phim Việt - Làm sao cho khéo?

Lồng quảng cáo trong phim Việt - Làm sao cho khéo?

Ngày phát hành 11:2 | 21/1/2021

Lượt nghe: 1352

Quý vị và các bạn đã từng sốt ruột vì những phân đoạn quảng cáo trong rạp chiếu phim, từng sốt ruột vì những phân đoạn quảng cáo giữa các bộ phim truyền hình. Đó là quảng cáo ở ngoài phim. Còn ở trong phim thì sao? Đã bao giờ quý vị tìm kiếm một thương hiệu hàng hóa mà các diễn viên đã sử dụng trong bộ phim quý vị vừa xem? Đã khi nào quý vị cảm thấy ức chế khi nội dung phim bị ảnh hưởng bởi những hình ảnh quảng cáo lộ liễu? PV VOV6 trò chuyện cùng đạo diễn - NSND Nguyễn Hữu Phần xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 20/01/2021)

Luật Điện ảnh: Cần sửa đổi sao cho hiệu quả

Luật Điện ảnh: Cần sửa đổi sao cho hiệu quả

Ngày phát hành 16:41 | 15/7/2021

Lượt nghe: 1796

Thực hiện cơ chế tiền kiểm hay hậu kiểm cũng như tiếp tục để Cục Điện ảnh đóng vai trò kiểm duyệt hay giao cho các đơn vị tự kiểm duyệt, tự chịu trách nhiệm về phim Việt sản xuất và phim ngoại nhập là một trong những nội dung trong dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) lần này được dư luận quan tâm vì còn có những ý kiến khác nhau. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật, phóng viên VOV6 có cuộc trao đổi với GS.TS Trần Thanh Hiệp, Chủ tịch Hội đồng Thẩm định Phim Quốc gia xung quanh vấn đề này. (Đối thoại mở 14/07/2021)

Mâm ngũ quả của bà

Mâm ngũ quả của bà

Ngày phát hành 0:0 | 25/1/2017

Lượt nghe: 949

Tình cảm đối với cha mẹ, với gia đình quê hương là đề tài quen thuộc và sâu nặng của văn học. Trong ngày tết đến xuân về, tình cảm ấy thêm một lần nhắc nhớ ta sống có trách nhiệm hơn, gắn bó hơn với những người ruột thịt. Tản văn “Mâm ngũ quả của bà” của tác giả Vũ Anh chia sẻ cùng chúng ta điều này... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 31/01/2017

Mô-Mô-Ta-Rô, cậu bé quả đào

Mô-Mô-Ta-Rô, cậu bé quả đào

Ngày phát hành 0:0 | 24/5/2016

Lượt nghe: 1837

Được sinh ra từ một trái đào chín, lớn lên trong tình yêu thương của vợ chồng ông bà lão và dân làng, cậu bé Mô-Mô-Ta-Rô đã dũng cảm lên đường tiêu diệt lũ quỷ tại hang ổ của bọn chúng để đòi lại sự bình yên cho quê hương (Kể chuyện và hát ru 23/5/2016)

Nặn mâm ngũ quả tò he

Nặn mâm ngũ quả tò he

Ngày phát hành 0:0 | 8/12/2016

Lượt nghe: 1070

Mâm ngũ quả hiện ra trước mắt chúng mình lúc nào cũng thật hấp dẫn, giàu màu sắc và sinh động có đúng không nào? Các em có thể vẽ hay nặn một mâm ngũ quả đẹp mắt bằng đất nặn, nhưng có khi nào các em được ngắm hay tự tay nặn một mâm ngũ quả tò he chưa? (Văn nghệ thiếu nhi 07/12/2016)

Nghệ thuật cho thiếu nhi: Góc nhìn của người quản lý và nghệ sĩ

Nghệ thuật cho thiếu nhi: Góc nhìn của người quản lý và nghệ sĩ

Ngày phát hành 0:0 | 27/5/2015

Lượt nghe: 1328

SK luôn cần có khán giả, SK dành cho thiếu nhi cũng không phải là ngoại lệ. Nhưng trẻ em không được tự do lựa chọn hình thức nghệ thuật cho mình mà phải dựa vào các bậc phụ huynh. Trong sự phong phú, đa dạng của các hình thức giải trí, việc lựa chọn những giá trị phù hợp cho con trẻ như thế nào là vấn đề nhiều bậc phụ huynh rất quan tâm.

Nghệ thuật hát Xẩm: Bảo tồn và phát huy sao cho hiệu quả?

Nghệ thuật hát Xẩm: Bảo tồn và phát huy sao cho hiệu quả?

Ngày phát hành 15:18 | 15/1/2021

Lượt nghe: 1239

Nhiều thế kỷ đã trôi qua, chặng đường phát triển của Xẩm từ một hình thức đàn hát dân gian dành riêng cho những người khiếm thị để mưu sinh nơi đầu đường góc chợ, bến nước, mom sông, nay đã trở thành một loại hình nghệ thuật được biểu diễn trên sân khấu, thực sự là một di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam... Nhưng cho dù phát triển đến đâu, nếu không có một chiến lược bảo tồn và phát huy hiệu quả, nghệ thuật hát Xẩm sẽ đối mặt với nguy cơ mai một. PV VOV6 đối thoại với nhà nghiên cứu Mai Thiện xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 13/01/2021)

Người bước ra từ quả cam

Người bước ra từ quả cam

Ngày phát hành 0:0 | 5/2/2015

Lượt nghe: 841

Hình ảnh của cô Tấm xinh đẹp bước ra từ quả thị thì mọi người ai cũng biết. Còn cô gái bước ra từ quả cam thì sẽ như thế nào nhỉ? Câu trả lời sẽ có ngay sau khi các bạn nghe câu chuyện này. (Kể chuyện và hát ru ngày 05+06/02)

Người phụ nữ quả cảm của hội họa nước nhà

Người phụ nữ quả cảm của hội họa nước nhà

Ngày phát hành 10:23 | 7/2/2023

Lượt nghe: 762

Đã đi qua một thế kỷ, tuy sức đã yếu, trí nhớ không còn minh mẫn như xưa nhưng họa sĩ Nguyễn Minh Mỹ vẫn thích gặp gỡ người trẻ, thích nói chuyện, thích xem ảnh ngày xưa…Không cam chịu sống đời bình thường vốn mặc định cho phụ nữ trong xã hội cũ, họa sĩ Nguyễn Minh Mỹ đã dám thực hiện khát vọng tự do của một người phụ nữ trong xã hội mới. Những sáng tác của bà là thành quả sau nhiều năm miệt mài lao động nghệ thuật, để giờ đây khi đã ở tuổi xế chiều, bà vẫn luôn tự hào vì mình đã dám sống và nuôi dưỡng đam mê.

Nhà thơ, nhạc sỹ Nguyễn Thụy Kha và ký ức "Màu Quảng Trị"

Nhà thơ, nhạc sỹ Nguyễn Thụy Kha và ký ức

Ngày phát hành 10:25 | 22/7/2022

Lượt nghe: 1164

Có những điều thời gian, tuổi tác không thể xóa nhòa. Với người lính, ký ức về chiến trường và đồng đội dường như mãi còn vẹn nguyên. Đã hơn 50 trôi qua từ ngày tỉnh Quảng Trị được giải phóng, thế nhưng hoài niệm về vùng đất gió Lào cát trắng vẫn còn ở đó trong tâm trí nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha. Với người chiến sĩ thông tin năm nào, Quảng Trị mãi là miền ký ức không thể nào quên.

Nhà văn Võ Quảng - một tấm lòng dành cho tuổi thơ

Nhà văn Võ Quảng - một tấm lòng dành cho tuổi thơ

Ngày phát hành 0:0 | 1/9/2020

Lượt nghe: 599

Là một trong số các nhà văn dành trọn vẹn tâm huyết sáng tác cho thiếu nhi, nhà văn Võ Quảng ý thức rất rõ tầm quan trọng của văn chương trong việc giáo dục thẩm mỹ, nhân cách cho các em. Chính vì thế, qua những sáng tác cụ thể, ông đều gửi gắm đến các em bài học nho nhỏ về đạo đức, lối sống một cách tự nhiên và gần gũi nhất... (Văn nghệ thiếu nhi 27/08/2020)

Nhọc nhằn quảng bá thơ Việt

Nhọc nhằn quảng bá thơ Việt

Ngày phát hành 0:0 | 26/6/2019

Lượt nghe: 813

Sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, nhiều năm nay Hội nhà văn Việt Nam - đơn vị chính đảm nhiệm công việc này hình như vẫn loay hoay tìm đường, lên phương án, thành lập cả trung tâm dịch thuật, mở nhiều hội nghị hội thảo tầm quốc gia và quốc tế… Song tất cả hình như vẫn để ngỏ, chính xác hơn thì kết quả thu về chẳng thấm vào đâu với số tiền và công sức bỏ ra... (Tiếng thơ 29/06/2019)

Những bài thơ Quảng Trị

Những bài thơ Quảng Trị

Ngày phát hành 9:54 | 21/7/2022

Lượt nghe: 816

Hàng năm, cứ gần đến ngày 27/7, trong lòng mỗi chúng ta lại trào dâng những xúc động khôn nguôi về bao thế hệ cha anh đã đổ xương máu cho nền độc lập tự do của dân tộc. Mỗi tấc đất quê hương, mỗi ngọn núi con sông đều in dấu những chiến công, in dấu cả những vinh quang và những đắng cay mất mát. Và chúng ta không bao giờ quên Quảng Trị, mảnh đất anh hùng bất khuất và cũng đầy sâu nặng nghĩa tình đã cùng bao mảnh đất quê hương khác băng mình qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ của thế kỷ 20. Nhân dịp tròn 50 năm chiến dịch Thảnh Cổ 1972 – 2022, chương trình Đôi bạn văn chương lần này xin được gửi tới quý vị thính giả một cuộc trò chuyện mang tên: Những bài thơ Quảng Trị

Những quả dâu trên tuyết

Những quả dâu trên tuyết

Ngày phát hành 0:0 | 26/12/2014

Lượt nghe: 971

Một câu chuyện mang dư vị buồn, nhưng đó là nỗi buồn đẹp, ngợi ca tình cảm chị em, sự hy sinh cho những người thân yêu trong gia đình. Và trong những ngày giá lạnh của mùa đông này, nếu bạn may mắn được nhìn thấy quả dâu tây màu đỏ hẳn sẽ khiến cho bạn cảm thấy ấm áp hơn rất nhiều

Sự tích quả roi

Sự tích quả roi

Ngày phát hành 18:27 | 22/5/2022

Lượt nghe: 949

Ngày xửa ngày xưa, ở làng nọ có thầy đồ nổi tiếng là nhân hậu và hay chữ. Một ngày kia, ba chàng trai trẻ cùng đến xin học thầy. Hai người trong số họ là con cái nhà nghèo. Người thứ ba là con một vị giàu có trong vùng... (Kể chuyện và hát ru 09/05/2022)

Tập huấn nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý VHNT

Tập huấn nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý VHNT

Ngày phát hành 0:0 | 14/9/2019

Lượt nghe: 732

Hội đồng Lý luận Phê bình Văn học - Nghệ thuật Trung ương đã tổ chức hội nghị tập huấn “Nâng cao trình độ nhận thức và năng lực lãnh đạo, quản lý văn học, nghệ thuật” tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc (tháng 8/2019) và khu vực phía Nam (9/2019). (Điểm hẹn văn nghệ 14/9/2019)

Thế giới thu nhỏ trong quả bầu tiên

Thế giới thu nhỏ trong quả bầu tiên

Ngày phát hành 0:0 | 11/1/2019

Lượt nghe: 632

Ở tỉnh Thanh Hóa có một cái động tên là Hồ Công gắn với câu chuyện về quả bầu và chiếc gậy thần kì. Trong quả bầu nhỏ bé lại có cả một thế giới đấy các bé ạ. Bây giờ, các bé cùng nghe truyện cổ tích Việt Nam “Bầu tiên và gậy rút” qua giọng kể của cô Kim Ngọc nhé... (Kể chuyện và hát ru 07/01/2019)

Thu hút du khách bằng nghệ thuật truyền thống sao cho hiệu quả?

Thu hút du khách bằng nghệ thuật truyền thống sao cho hiệu quả?

Ngày phát hành 0:0 | 20/8/2020

Lượt nghe: 1002

Đưa nghệ thuật truyền thống thành sản phẩm du lịch là xu hướng được nhiều quốc gia áp dụng khá thành công. Không bỏ qua xu hướng này, gần đây, ở nước ta cũng đã quan tâm đến việc gắn kết sân khấu biểu diễn với phát triển du lịch. Tuy nhiên, sự gắn kết này mới dừng ở mức “mạnh ai nấy làm”. Vậy, các nhà hát và các đơn vị nghệ thuật cần làm gì để sự kết hợp này phải thực sự có hiệu quả. PV VOV6 trao đổi với NSƯT Đức Hùng, Phó giám đốc Nhà hát Múa rối Thăng Long xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 19/8/2020)

Thu hút khán giả: Bài toán của người làm quản lý nghệ thuật

Thu hút khán giả: Bài toán của người làm quản lý nghệ thuật

Ngày phát hành 0:0 | 12/1/2015

Lượt nghe: 1112

Không phải một tác phẩm hay, chất lượng nghệ thuật cao đã đủ điều kiện thu hút người xem tới khán phòng...Bên cạnh một vở diễn hấp dẫn, cần những người quản lý nghệ thuật năng động, hiểu thị hiếu và biết cách khơi gợi nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của công chúng. Chia sẻ của NSƯT Minh Hạnh, nguyên Phó giám đốc Nhà hát kịch Thành phố Hồ Chí Minh. (Hình ảnh minh họa: Cảnh trong vở "Đêm vượn hú"-Vở diễn ra mắt khán giả đầu năm 2015 tại Sân khấu kịch 5B Võ Văn Tần-Hội Sân khấu thành phố HCM)

Trại sáng tác kịch bản sân khấu: Đổi mới thế nào cho hiệu quả?

Trại sáng tác kịch bản sân khấu: Đổi mới thế nào cho hiệu quả?

Ngày phát hành 0:0 | 25/1/2019

Lượt nghe: 773

Chủ trương tổ chức các Trại sáng tác kịch bản sân khấu là đúng đắn, qua đó, giúp cho các đơn vị nghệ thuật sân khấu tìm được nguồn kịch bản hay, hấp dẫn. Nhưng trên thực tế, hiệu quả mang lại từ các Trại sáng tác chưa đáp ứng được như mong đợi. Đối thoại giữa PV VOV6 với NSND Lê Khanh xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 23/01/2019)

Truyện "Con hươu có chín sắc màu": Câu chuyện về nhân quả

Truyện

Ngày phát hành 0:0 | 21/2/2017

Lượt nghe: 3315

Trong thế giới cổ tích, chúng ta không những gặp được nhiều ông Bụt, bà Tiên mà còn gặp được rất nhiều loài động vật kì lạ. Ví dụ như những chú mèo biết bay, những chú chim biết nói và có khi còn có tài tiên đoán nữa! Hôm nay,chúng ta sẽ gặp một chú hươu rất đặc biệt, qua câu chuyện về "Con hươu có chín sắc màu"! (Kể chuyện và hát ru 23/02/2017)

Truyện cổ tích "Bà già trong quả bầu"

Truyện cổ tích

Ngày phát hành 0:0 | 13/7/2016

Lượt nghe: 6237

Bà cụ già có người con gái lấy chồng rất xa. Một ngày nọ, bà cụ lên đường thăm con gái của mình. Trên đường đi, bà cụ gặp rất nhiều loài thú hung dữ. Để đánh lừa bầy thú, bà cụ đã chui vào quả bầu và đến nhà con gái an toàn. Một câu chuyện đề cao trí thông mình và lòng dũng cảm của con người. (Kể chuyện và hát ru 13/7/2016)

Truyện cổ tích Triều Tiên: Quả chùy của con quỷ

Truyện cổ tích Triều Tiên: Quả chùy của con quỷ

Ngày phát hành 0:0 | 12/10/2015

Lượt nghe: 1582

Lũ quỷ trong câu chuyện cổ Triều Tiên rất nhát và ngốc nghếch! Cây xà chỉ hơi rung một chút thôi mà chúng đã sợ căn nhà sập xuống, rồi bỏ chạy mất, mấy ngày sau mới dám trở lại! Tuy vậy, chúng cũng không bị lừa tới lần thứ hai. Thế nên mới có chuyện người anh tham lam bị trừng phạt, chịu một trận đòn nhớ đời! Mà có lẽ may mắn thực sự thường chỉ đến với những người tốt bụng và lương thiện thôi…(Kể chuyện và hát ru 10+11.10)

Truyện ngắn "Chị ấy bỏ làng đi": Hậu quả của thói đố kỵ

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 22/6/2016

Lượt nghe: 6235

Nhân vật người phụ nữ là nạn nhân của thói tật xấu phổ biến ngoài xã hội, càng phổ biến ở nông thôn. Đó là thói rèm pha đố kỵ, thói đơm đặt ngồi lê đôi mách. Nhà văn chứng minh tác hại của thói xấu đó có thể đẩy con người ta đến hoàn cảnh bi đát, hạnh phúc gia đình tan vỡ. Truyện đầy dặn trong chi tiết và cảm xúc có sức mạnh thanh lọc tâm hồn mỗi chúng ta. (Đọc truyện đêm khuya 20/6/2016)

Truyện ngắn "Làng cửa ngõ mặt trận": Quả ngọt sau những mất mát

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 29/7/2016

Lượt nghe: 5347

Chiến tranh không chỉ có mưa bom, lửa đạn. Với một truyện ngắn có thời gian kéo dài từ chiến tranh đến hòa bình với rất nhiều sự kiện, sự việc…, tác giả đã cho người đọc, người nghe một góc nhìn khác đầy nhân văn về cuộc chiến tranh và cuộc đời người lính. (Đọc truyện đêm khuya 28/07/2016)

Truyện ngắn "Quả phúc ngọt lành": Chân dung người quản giáo nhân hậu

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 31/8/2015

Lượt nghe: 2180

Tác phẩm đã dựng nên chân dung người quản giáo già tốt bụng và nhân hậu, để lại suy ngẫm về quy luật gieo gặt "nhân – quả" ở đời. Với truyện ngắn này, người đọc, người nghe đã có được những khoảnh khắc sống trong không khí ấm cúng của văn chương viết về một đề tài mà báo chí chỉ thường phản ánh ở khía cạnh nêu gương. (Đọc truyện đêm khuya 29/08).

Tuổi ấu thơ của người chiến binh quả cảm

Tuổi ấu thơ của người chiến binh quả cảm

Ngày phát hành 9:11 | 2/9/2022

Lượt nghe: 772

Trong nền thơ ca dân tộc, lãnh tụ và lãnh đạo Đảng nhà nước luôn là một đề tài thiêng liêng, là cảm hứng của nhiều thế hệ sáng tác. Trong tâm tưởng của Đại tá Lê Hãn - con trai trưởng của Tổng bí thư Lê Duẩn, cuộc đời Cách mạng của cha ông, những hình ảnh ký ức tuổi thơ còn lưu lại là hành trang trong suốt quãng đời chiến đấu khắp các chiến trường Tây Bắc, Thượng Lào, Điện Biên Phủ… Xúc động trước tâm tình người lính cụ Hồ, người chiến binh quả cảm năm nay đã 93 tuổi, từ trại viết về đề tài “Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng”, nhà thơ Châu La Việt đã viết tặng ông bài thơ “Tuổi ấu thơ của người chiến binh quả cảm”.

Văn học yêu nước – Cần Vương Quảng Ngãi

Văn học yêu nước – Cần Vương Quảng Ngãi

Ngày phát hành 12:47 | 9/12/2022

Lượt nghe: 176

Trong dòng văn học yêu nước nửa cuối thế kỷ 19 ở nước ta, vùng đất Quảng Ngãi, nơi tiên phong phất cờ khởi nghĩa Cần Vương nổi lên những tên tuổi tác giả với các trước tác đặc sắc để lại. Chương trình hôm nay tập trung soi tỏ những gương mặt ấy, tiếng thơ ấy.

Vì sao nhà thơ Võ Quảng dùng nhiều động từ khi viết cho thiếu nhi?

Vì sao nhà thơ Võ Quảng dùng nhiều động từ khi viết cho thiếu nhi?

Ngày phát hành 0:0 | 17/5/2016

Lượt nghe: 1647

Võ Quảng là tác giả của bộ tiểu thuyết “Quê nội” được giới thiệu trong chương trình ngữ văn bậc trung học cơ sở. Không những thế, nhiều bài thơ của ông đã quen thuộc với thiếu nhi từ bậc học mầm non đến tiểu học. Ông thường sử dụng thể thơ 3 chữ, 4 chữ giàu nhịp điệu, hình ảnh, âm thanh, đặc biệt ông rất chú trọng sử dụng động từ. Điều này liên quan đến quan niệm sáng tác của nhà thơ Võ Quảng như thế nào? (Trang văn học nhà trường 16/5/2016)

Vùng văn hóa xứ Quảng trong thơ

Vùng văn hóa xứ Quảng trong thơ

Ngày phát hành 0:0 | 15/6/2020

Lượt nghe: 900

Là đô thị cổ có sự tiếp biến qua các thời kỳ lịch sử, Hội An khác biệt với nhiều di sản văn hóa ở chỗ vẫn có một đời sống riêng, sinh động đến từng hơi thở. Cách thành phố Hội An hơn 20 km về phía Tây là di tích Trà Kiệu nằm ở làng Trà Kiệu, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, nơi từng là kinh đô của vương quốc Champa. Nhũng dấu ấn của một nền văn minh còn sót lại trong hình hài điêu khắc, kiến trúc, mỹ thuật… cho chúng ta hiểu thêm nhiều điều về lẽ nhân sinh… (Tiếng thơ 10/06/2020)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Văn nghệ
08h30 - 08h45 Làn sóng Nghệ thuật
08h45 - 09h00 Câu chuyện nghệ thuật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Làn sóng Nghệ thuật
20h45 - 21h00 Câu chuyện nghệ thuật
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya